Tùy vào điều kiện địa chất, đặc điểm kết cấu của công trình mà ta sẽ lựa chọn loại cọc bê tông phù hợp để đảm bảo về chất lượng công trình và có hiệu quả kinh tế nhất. |
NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN CỌC BÊ TÔNG 1. Điệu kiện địa chất: Đây thường là nhân tố phải xem xét đầu tiên, cũng là vấn đề tương đối phức tạp. Nguyên tắc chung có 2 điều: – Loại cọc bê tông được lựa chọn phải kinh tế, hữu hiệu nhất trong điều kiện địa chất cụ thể, phù hợp với yêu cầu của kết cấu bên trên (chịu lực và lún), tức là tính tiên tiến; – Loại cọc được lựa chọn có thể thi công được trong điều kiện địa chất và môi trường ấy, tức là tính khả thi. 2. Đặc điểm kết cấu: Hình thức kết cấu, bước cột ở tầng trệt (gian rộng), mối quan hệ tầng cao thấp, cùng với độ cứng và tải trọng của nhà cao tầng đều phải được xem xét rất kỹ khi lựa chọn loại cọc bê tông. 3. Kỹ thuật thi công và điều kiện môi trường: Bất kỳ một loại cọc bê tông nào cũng bắt buộc phải dùng đến thiết bị thi công cơ giới chuyên dụng và một quá trình công nghệ thi công nhất định mới có thể thực hiện được. Do đó, trong những điều kiện địa chất và điều kiện môi trường đã xác định, loại cọc bê tông được lựa chọn cần xem xét đã tận dụng năng lực thiết bị và kỹ thuật hiện có để đạt các mục tiêu về đường kính và độ sâu hay không, mặt khác điều kiện môi trường của hiện trường co cho phép công nghệ thi công ấy được tiến hành thuận lợi hay không, những vấn đề này đều phải được tính toán cho kỹ, nếu không thì loại cọc bê tôngđược lựa chọn sẽ không thể biến thành hiện thực được và cũng không hợp lý. 4. Hiệu quả kinh tế kỹ thuật: Lựa chọn cuối cùng về loại cọc bê tông còn phải phân tích luận chứng về kinh tế kỹ thuật toàn diện đối với phương án thiêt kế. Nếu chỉ nhìn về khả năng chịu lực của cọc hoặc giá thành của một cây cọc mà bỏ qua lợi ích kinh tế tổng hợp của cả công trình, hoặc chỉ xét đến tốc độ thi công mà bỏ qua ảnh hưởng môi trường và hiệu ích xã hội thì cũng đều không thể chọn ra được loại cọc thực sự hợp lý. |